Trường hợp vượt đèn đỏ nhưng người vi phạm không thể ở lại lập biên bản

Sau khi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, người vi phạm có công việc nên không thể ở lại giải quyết. Vậy người đi cùng có quyền giải quyết thay hay không? Phải xử lý như thế nào khi không có giấy hẹn lấy xe?

"Hôm trước bạn em điều khiển xe vượt đèn đỏ và bị CSGT bắt. Tuy nhiên xe do em làm chủ sở hữu. Sau đó do có công việc gấp nên bạn đi trước, còn em ở lại giải quyết phạt với CSGT. Tuy nhiên CSGT ghi biên bản tên bạn em và không cho em giải quyết, cũng không kiểm tra giấy tờ xe với lý do là em không trực tiếp điều khiển xe. CSGT cũng thu giữ xe và hẹn lấy nhưng lại không đưa cho em giấy hẹn và biên bản. Trong trường hợp trên, liệu em có cần đi cùng bạn thì mới được lấy xe hay không? Đồng thời em cũng không có giấy hẹn thì phải làm sao?"

truong-hop-vuot-den-do-nhung-nguoi-vi-pham-khong-the-o-lai-lap-bien-ban

Thứ nhất, về việc lập biên bản, việc CSGT lập biên bản bạn của bạn khi vắng mặt người đó là trái quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi đi lấy xe, người nào bị lập biên bản và ký vào biên bản thu giữ phương tiện thì người đó đi lấy xe. Có thể ủy quyền cho người khác nhưng phải ủy quyền bằng văn bản và có công chứng.

Thứ ba, việc mất giấy hẹn không ảnh hưởng việc lấy xe.

  • Căn cứ Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

  • Căn cứ Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Như vậy trong trường hợp này thì khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản và do đó thì mà 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ và bạn tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc mất biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
BMW X3 sDrive20i Msport 2023

BMW X3 sDrive20i Msport 2023

10,000 km

1 tỷ 939 triệu

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

240,000 km

1 tỷ 80 triệu

Hyundai Grand i10 2024

Hyundai Grand i10 2024

0 km

420 triệu

Mazda 2 1.5AT 2024

Mazda 2 1.5AT 2024

0 km

408 triệu

Ford Escape 2014

Ford Escape 2014

91,000 km

435 triệu

Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ