Tổng hợp 5 lỗi vi phạm giao thông ô tô dễ bị mắc phải nhất
Vượt đèn vàng, đèn đỏ được phép rẽ phải, lỗi chuyển làn được, không bật xi nhan và chạy xe quá tốc độ được đánh giá là 5 lỗi vi phạm giao thông ô tô thường gặp nhất.
Điều đầu tiên người tham gia giao thông cần phải lưu ý là tuân thủ luật giao thông. Thế nhưng có những lỗi vi phạm tưởng rất đơn giản nhưng nhiều người dễ mắc phải, nguyên nhân là do chưa hiểu rõ luật. Trong bài viết này, Carmudi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 lỗi vi phạm dễ mắc phải khi bạn sử dụng ô tô.
1. Lỗi vượt đèn vàng
Theo số liệu thống kê có tới 25% người tham gia giao thông hiểu rằng đèn xanh là được phép đi, đèn đỏ là dừng và đèn vàng được quyền đi chậm. Trên thực tế, luật giao thông đường bộ quy định như sau:
- Tín hiệu đỏ là cấm đi, đèn xanh là được đi
- Đối với tín hiệu đèn vàng là người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp ô tô đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp. Nếu như vị trí đặt tín hiệu vàng không có vạch kẻ sơn dừng xe thì xe phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu như đèn tín hiệu vàng nhấp nháy, xe ô tô được đi nhưng giảm tốc độ, lúc này nên quan sát và nhường cho người đi bộ qua đường.
Với những khung giờ và địa điểm ít xe cộ đi lại, nơi không nhất thiết phải dừng xe nhưng cần giảm tốc độ xe và quan sát kỹ hơn khi qua đường.
Chính vì chưa hiểu rõ luật khi tham gia giao thông, không ít người điều khiển xe đã vi phạm lỗi này. Theo Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ, từ 1/8 khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ, mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng. Theo nghị định 171 đang có hiệu lực, lỗi này bị phạt từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng.
Người đi mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng. Người đi xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt ở mức phạt 60.000-80.000 đồng.
Riêng người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng số tiền phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
2. Đèn đỏ được quyền rẽ phải
Rất nhiều người tham gia giao thông cho rằng khi đèn tín hiệu giao thông báo đỏ thì hiển nhiên được quyền rẽ phải. Tuy nhiên, theo luật giao thông đường bộ, người tham gia giao thông chỉ được rẽ phải khi đèn báo đỏ trong 4 trường hợp sau:
- Thứ nhất, khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Lúc này, tất cả các phương tiện được chạy theo chỉ định của người điều khiển giao thông.
- Thứ hai, dựa vào đèn tín hiệu giao thông: Đây là một loại đèn phụ có hình mũi tên xanh (đỏ). Ý nghĩa của đèn tín hiệu này là khi người điều khiển xe được phép rẽ khi đèn báo xanh, tuy nhiên phải nhường đường cho các phương tiện từ các hướng khác được phép đi. Còn nếu đèn báo đỏ, người điều khiển phải cho xe dừng lại, lưu ý nên đứng đúng làn đường của mình.
- Thứ ba, dựa vào biển báo giao thông: Nếu thấy biển báo giao thông được phép rẽ phải thì phương tiện phải bận tín hiệu đèn xi - nhan và nhường cho người đi bộ đi qua.
- Thứ tư, dựa vào vạch kẻ đường: Khi không có biển cũng như không có đèn giao thông thì người điều khiển xe phải tuân thủ theo vạch mắt võng. Trong trường hợp này, bắt buộc người tham gia giao thông phải rẽ, không được đi thẳng hay dừng đỗ tại vị trí này.
Nếu như vi phạm rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng và tước GPLX 01 - 03 tháng căn cứ vào Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
3. Lỗi khi chuyển làn đường
Đây là lỗi thường gặp nhất khi tham gia giao thông, đặc biệt là các tài xế mới. Việc chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước rất dễ gây ra các tình huống tai nạn giao thông. Chính vì vậy, tài xế cần quan sát các biển báo chuyển làn và sử dụng tín hiệu xi - nhan chuyển làn/ chuyển hướng.
Trong trường hợp người tham gia giao thông vi phạm lỗi này sẽ bị xử phạt theo quy định, mức phạt cụ thể như sau:
- Xử phạt từ 300.000 – 500.000 đồng khi người điều khiển ô tô có hành vi “chuyển làn đường” không đúng quy định, hoặc không có tín hiệu báo trước.
- Nếu người điều khiển thực hiện một trong các hành vi “Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu đèn báo trước khi chạy trên đường cao tốc” sẽ bị bị xử phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
- Đối với trường hợp người điều khiển ô tô có hành vi “chuyển hướng đường” không đúng quy định, hoặc không có tín hiệu đèn báo trước sẽ bị phạt với mức tiền từ 600.000 – 800.000 đồng.
4. Lỗi không bật xi nhan
Không bật xi nhan là một trong những lỗi cơ bản mà nhiều người mắc phải trong quá trình tham gia giao thông.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, trước khi chuẩn bị chuyển hướng rẽ trái hay phải, người điều khiển xe sẽ phải bật đèn xi nhan để thông báo cho các phương tiện tham gia giao thông hai bên và phía sau biết. Qua đó chủ động nhường đường hoặc tránh đường cho phương tiện chuyển hướng.
Việc chủ động bật đèn xin chuyển hướng trước khi cho xe chuyển hướng đã được luật định và là trách nhiệm của người tham gia giao thông. Do đó, nếu người điều khiển xe tắt đèn xi nhan khi chưa qua hết đường sẽ không còn ý nghĩa và tác dụng nữa.
Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và ô tô vẫn có lúc quên bật đèn xi nhan khi cần rẽ hoặc đi qua vòng xuyến. Điều này đã vô tình gây ra những tình huống tai nạn không đáng có cũng như ảnh hướng tới quá trình di chuyển của các phương tiện tham gia giao thông khác. Khi việc này diễn ra trước mắt CSGT sẽ bị bắt lỗi vi phạm không bật đèn xi nhan khi chuyển hướng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà lỗi không bật xi nhan sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 1.200.000 đồng.
5. Chạy xe quá tốc độ
Chạy quá tốc độ là khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Quy định này được ban hành trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01/3/2016.
Tốc độ khi tham gia giao thông được quy định rõ trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư tối đa sẽ là 60 km/h trên đường đôi, có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.
Với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép sẽ là 50 km/h.
Ngoài ra, quy định còn được ghi chú rõ ở điều 6, 7, 8, 9 của Thông tư này.
Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư.
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư.
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự trên đường bộ, trừ đường cao tốc.
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải đảm bảo tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Rất nhiều trường hợp không nắm rõ luật tham gia giao thông nên đã chạy xe quá tốc độ cho phép. Đối với người điều khiển và các loại xe tương tự xe ô tô nếu chạy quá tốc độ tùy theo trường hợp mà bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin Carmudi chia sẻ đến bạn đọc về các lỗi vi phạm đơn giản nhưng hơn 50% người tham gia giao thông vi phạm. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, trách các trường hợp “mất tiền oan” khi tham gia giao thông.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!