Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ đeo dây an toàn như thế nào?
Để hạn chế chấn thương khi tai nạn thì đeo dây an toàn là biện pháp không thể thiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề để vừa đảm bảo an toàn vừa mang đến cảm giác thoải mái cho phụ nữ mang thai và trẻ em
Cách đeo dây an toàn cho bà bầu
Vì nghĩ rằng đeo dây an toàn khi mang thai không thoải mái, thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới em bé nên nhiều phụ nữ có xu hướng bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đeo dây an toàn cho bà bầu lại khá đơn giản và có thể bảo vệ bạn và thai nhi khỏi chấn thương nghiêm trọng.
Bước 1
Kéo dây an toàn bên dưới bụng và qua hông để nó vừa vặn với xương chậu mà không gây áp lực lên bất kỳ vùng nào. Không đặt dây an toàn ngang qua bụng của bà bầu.
Bước 2
Dây an toàn bên trên cũng phải được đặt vừa phải. Đặt nó giữa ngực của bạn nhưng xa cổ và lệch sang một bên của bụng. Đeo dây theo cách này sẽ giúp thắt lưng không bị lỏng. Đừng đặt dây an toàn sau lưng, dưới một cánh tay và quá gần cổ.
Bước 3
Điều chỉnh ghế để bà bầu cảm thấy thoải mái nhất. Cố gắng giữ nó ở tư thế thẳng đứng để tạo khoảng cách giữa tay lái và bụng. Cần lưu ý khoảng cách không được quá xa để có thể tiếp cận chân ga/ chân phanh và vô-lăng một cách linh hoạt.
Các biện pháp an toàn khác
Không tắt công tắc túi khí. Sự phối hợp giữa dây an toàn hoạt động cùng với túi khí sẽ đem lại an toàn tốt nhất. Với việc thắt dây đai, bạn có thể va vào thứ gì đó hoặc bị văng ra khỏi xe nếu nó đâm vào thứ gì đó.
- Thời gian lái xe không nên quá 5 đến 6 giờ mỗi ngày vì sẽ gây cảm giác mệt mỏi.
- Trong trường hợp xe của bà bầu gặp va chạm, nên đến bệnh viện ngay lập tức.
- Nếu bà bầu bị đau hoặc bất kỳ loại chất lỏng hoặc máu chảy ra từ cơ thể sau khi va chạm, hãy đi khám ngay lập tức.
Cách đeo dây an toàn cho trẻ em
1. Ngồi cao và gập đầu gối - Trẻ có thể ngồi tựa lưng vào lưng ghế và đầu gối gập ở mép trước của ghế.
Trẻ em có đầu gối không gập ở mép trước của ghế ngồi trên xe có khả năng cố xu hướng trượt về phía trước cho đến chân chúng có thể chạm xuống đất. Khi điều này xảy ra, dây an toàn sẽ bung ra khỏi xương hông và lên vùng bụng. Nhưng trẻ có phần cẳng chân không gập ở mép ghế trước cần có ghế phụ để ngồi.
2. Vai - Đai an toàn bắt chéo giữa vai - không quá sát cổ và không quá gần cánh tay.
Dây an toàn vai có tác dụng giữ cố định phần trên cơ thể khi va chạm. Nếu không có sự bảo vệ này, khả năng gây ra thương tích sẽ cao hơn do va đập vào các vị trí trên xe. Tuy nhiên, cần lưu ý vị trí của đai, nếu đai vai cọ vào cổ sẽ rất khó chịu. Nếu đai vai quá gần với cánh tay thì có thể trượt ra và không đảm bảo an toàn.
3. Hông - Dây an toàn ở hông bắt chéo cơ thể lên vùng đùi/ hông trên nhưng không nằm trên bụng.
Vị trí của dây an toàn dưới cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm. Vị trí chính xác là khi nó phải vòng qua xương hông một cách chắc chắn để đảm bảo an toàn tốt nhất.
Nhiều người không nhận ra rằng việc để dây an toàn dưới cánh tay hoặc sau lưng là nguy hiểm và vi phạm luật. Dây an toàn phải luôn vắt qua vai.
Đôi khi để cảm thấy thoải mái, trẻ sẽ cài dây an toàn dưới cánh tay hoặc sau lưng. Bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc ghế nâng để trẻ thắt dây an toàn đúng cách mà vẫn không bị khó chịu.
Ghế nâng dành cho trẻ lớn hoạt động bằng cách nâng trẻ lên sao cho dây an toàn vừa vặn. Dây an toàn vẫn là trang bị quan trọng nhất, ghế nâng chỉ giúp cài dây an toàn vào đúng vị trí.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!