Những lưu ý khi bảo dưỡng ô tô chạy dầu
Để động cơ máy dầu hoạt động hiệu quả, ít gây mùi và tiết kiệm nhiên liệu thì chủ xe cần chăm sóc và bảo dưỡng ô tô đúng cách.
Chọn mua ô tô chạy dầu hay xăng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, điều kiện vận hành và tính kinh tế. Chẳng hạn, động cơ máy dầu sẽ tiết kiệm nhiên liệu và khỏe hơn máy xăng. Tuy nhiên, điểm hạn chế xe máy dầu là ồn, có mùi hôi và có giá thành đắt hơn. Người chọn mua xe máy dầu thường có nhu cầu di chuyển trên địa hình phức tạp, cần tải nặng và thường di chuyển trên quãng đường dài.
Động cơ dầu cũng giống như động cơ xăng hoạt động dựa theo nguyên tắc của động cơ đốt trong. Nhiên liệu dầu sẽ cháy trong buồng đốt khi pít-tông tới điểm gần chết trong kỳ nén. Hơn nữa, dầu sẽ tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao. Nếu động cơ xăng nén nhiên liệu xuống khoảng 10 lần thì động cơ dầu sẽ nén nhiên liệu xuống khoảng 25 - 30 lần. Điều này có nghĩa là nó sẽ tạo ra đủ sức nóng để đốt cháy bất kỳ lượng nhiên liệu nào vào hệ thống để đạt được công suất phù hợp mà người lái yêu cầu. Do vậy, nó không cần bugi để đánh lửa.
Chính vì động cơ dầu hoạt động mạnh mẽ hơn động cơ xăng nên quá trình mài mòn cũng diễn ra nhanh hơn. Do vậy, nhà sản xuất phải sử dụng kỹ thuật cơ khí chất lượng cao và vật liệu tốt hơn để hạn chế bớt tình trạng này. Đây là lý do vì sao các xe chạy dầu thường đắt hơn xe chạy xăng dù cùng một loại xe.
Một số dòng xe hơi chạy dầu điển hình tại Việt Nam như Mitsubishi Pajero Sport, Toyota Fortuner, Ford Everest, Hyundai Santa Fe, Kia Sorento, Isuzu Mu-X...
Mẹo chăm sóc bảo dưỡng động cơ máy dầu
Không nên bật điều hòa khi khởi động xe: Vì động cơ máy dầu không có bugi và quá trình đánh lửa dựa hoàn toàn vào ắc-quy.
Làm nóng trước: Động cơ dầu cần tạo ra một lượng nhiệt ban đầu để hoạt động tối ưu. Theo đó, đa số ô tô hiện nay đều được trang bị cơ chế làm nóng trước và điều cần làm là đợi đèn báo sấy tắt trước khi bật máy.
Sử dụng chân côn trong suốt quá trình khởi động: Điều này giúp giảm tải cho quá trình khởi động của động cơ, giúp kích nổ xe dễ dàng hơn đối với những chiếc xe máy dầu hạng nặng. Việc này sẽ giúp mô-tơ quay dễ dàng hơn nhờ vào việc tăng vòng tua máy, hơn nữa còn giúp động cơ kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí chăm sóc bảo dưỡng.
Phạm vi vòng tua máy tối ưu: Khi vòng tua máy trên mốc 4.000 - 5.000 sẽ tạo ra nhiều tiếng ồn, ăn xăng và cũng không tạo ra nhiều công suất so với lúc xe ở vòng tua thấp. Chính vì thế, cần giữ số vòng quay trong khoảng 2.000 - 3.000 vòng/phút để đảm bảo động cơ luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Lời khuyên về chăm sóc bảo dưỡng xe máy dầu
Bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên: Khi không sử dụng thường xuyên, chủ xe cũng phải thường xuyên khởi động máy hoặc có thể để xe chạy không tải. Bên cạnh đó, cần tuân thủ lịch trình bảo dưỡng định kỳ hai năm một lần hoặc hàng quý để bổ sung dầu động cơ, chất làm mát, thay bộ lọc không khí và dầu. Đặc biệt, chủ xe cũng cần lưu ý đến các miếng đệm khi làm những dịch vụ này.
Giữ áp suất của bánh xe: Áp suất lốp ảnh hưởng rất lớn đến loại hiệu suất mà xe nhận được từ động cơ. Do đó, cần duy trì áp suất lốp ở mức tối ưu đã có trong sách hướng dẫn sử dụng xe hơi.
Không bao giờ để cạn nhiên liệu: Nguyên tắc vàng khi bảo dưỡng động cơ máy dầu là không bao giờ để động cơ bị cạn nhiên liệu. Khi bình nhiên liệu bị cạn, động cơ sẽ ngừng hoạt động và có nguy cơ gây tắc, hỏng bơm nhiêu liệu. Ngoài ra, nếu xe thường xuyên bị thiếu dầu còn có nguy cơ gây rỉ sét bình nhiên liệu. Hiện nay, một số động cơ hiện đại có thể tự cắt khi bình chỉ còn dưới 2 - 3 lít như một cơ chế an toàn.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!