Những kỹ thuật căn làn đường và khoảng cách mà tài mới cần biết
Đối với những tài xế đã lái xe lâu năm, họ có thể dựa vào kinh nghiệm cũng như thói quen để căn chỉnh các khoảng cách an toàn. Còn với những lái mới, có thể vận dụng một số kỹ thuật đã được đúc kết căn chỉnh chính xác.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông chính là vì không đảm bảo khoảng cách với những xe phía trước. Nhằm giúp các lái mới vượt qua nỗi sợ này, dưới đây là một số kinh nghiệm được tài già đúc kết giúp căn được khoảng trống hợp lý với xe đi trước.
Tạo khoảng cách an toàn phía trước
Người lái xe cần xác định rằng khoảng trống an toàn phải luôn lớn hơn quãng đường mà xe di chuyển tính từ thời điểm người lái xe nhận thấy mối nguy hiểm và có ý định dừng xe cho tới khi xe dừng hẳn.
Trong tình huống thực tế, cần khoảng 3/4 giây để người điều khiển quan sát và quyết định dừng xe. Đồng thời cũng chừng chừng nấy thời gian để thực hiện thao tác đạp phanh, sau đó xe mới bắt đầu giảm tốc độ.
Các chuyên gia cho biết, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong 2 giây (áp dụng với điều kiện thời tiết bình thường và đường tốt). Khi đi trên đường cao tốc thì là 3 giây. Còn trong điều kiện thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc dễ trơn trượt thì khoảng thời gian đó là 4 giây.
Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây
Để áp dụng kỹ thuật đo này, đầu tiên, cần lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước. Sau đó hãy nhẩm phép 3 tính cộng "1000 + 1; 1000 + 2; 1000 + 3".
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến "3" có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.
Căn khoảng trống an toàn hai bên
Khi di chuyển thông thường, cần ít nhất 1 mét khoảng trống an toàn mỗi bên. Còn trong trường hợp chạy tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc vượt người đi bộ, đi xe đạp, thì cần nới rộng khoảng cách rộng nhất có thể.
Căn khoảng trống phía sau
Không thể áp dụng cách căn khoảng trống như ở trên cho khoảng trống phía sau. Vì thế, người lái chỉ có thể giảm tốc độ từ từ trước khi dừng xe, đồng thời kéo dài thời gian để xe sau kịp phản ứng. Bên cạnh đó cũng có thể chuyển làn hay táp vào lề đường để xe sau vượt.
Vị trí xe trong làn
Khi di chuyển trên đoạn đường 2 chiều, nên điều khiển ô tô chạy gần vạch tim đường. Điều này sẽ giúp hạn chế các xe khác lấn vào làn đường mà xe bạn đang đi.
Hãy luôn cho xe di chuyển ở giữa làn đường. Trường hợp lái xe ở rìa, cần lưu ý các mối nguy hiểm từ lề đường như ô tô khác mở cửa xe hay các phương tiện khác như xe máy, người đi bộ,...
Nếu đi trên tuyến đường nhiều làn, hãy đi ở làn bên phải vì sẽ an toàn hơn làn bên trái. Hãy nhớ giữ đúng làn đường khi phải dừng đèn đỏ.
Bên cạnh đó, hãy hạn chế tình huống đi vào điểm mù của các xe khác. Nếu muốn vượt, cần ra tín hiệu sau đó vượt xe một cách nhanh chóng.
Cách chọn khoảng trống an toàn
Khoảng trống là khoảng không gian cần thiết để xe có thể vượt qua ngã tư giao thông an toàn hoặc nhập vào dòng xe. Tuy nhiên việc có một khoảng trống đảm bảo an toàn thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Để xác định khoảng trống, cần chú ý các yếu tố như: tốc độ lưu thông, thời gian thao tác của người điều khiển, thời gian tăng tốc để xe đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!