Nguyên nhân và giải pháp cho ô tô bị bó cứng phanh
Tình trạng ô tô bị bó cứng phanh không phải là hiếm gặp. Vì vậy, tài xế cần phải nắm rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sớm để tránh những tai nạn nguy hiểm.
1. Má phanh bị mòn quá mức
Nếu má phanh của ô tô bị mòn quá mức thì đĩa phanh cũng dễ bị mòn đi, mỏng hơn so với độ dày tiêu chuẩn. Tình trạng này còn khiến cho pít-tông bị đẩy quá giới hạn, khó thu về; dẫn đến việc má phanh bị bám chặt vào trống hoặc đĩa phanh gây nên hiện tượng bó phanh.
Vấn đề này xuất phát từ việc tài xế không chăm sóc bảo dưỡng xe định kỳ. Để khắc phục, chủ xe cần phải tháo bánh ra, tháo cụm phanh, lấy tô-vít đẩy pít tông về vị trí cũ, sau đó mang xe đến cơ sở dịch vụ.
2. Ắc suốt phanh bị gỉ sét
Khi phanh, pít-tông sẽ tác động một lực lớn lên ắc suốt phanh, giúp phanh phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu bị gỉ sét, ắc suốt phanh không thể quay về vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng bó phanh.
Giải pháp cho vấn đề này là tháo ắc suốt ra vệ sinh, tra dầu mỡ để bôi trơn. Kế tiếp, kiểm tra lại pít-tông phanh cũng như má phanh và đĩa phanh. Trong trường hợp ắc suốt, gioăng cao su bị hư thì cần phải thay mới.
3. Đĩa phanh bị biến dạng
Nếu đĩa phanh bị biến dạng, không có độ mòn đều, đảo, quay không đều... thì má phanh sẽ bị ghì chặt, gây bó phanh. Bạn cần mang xe đi sửa chữa tại các trung tâm uy tín sớm nhất có thể. Nếu để thợ non tay sửa không chính xác sẽ làm biên độ bàn đạp phanh quá nhỏ, má phanh sẽ bị tì vào trống hoặc đĩa.
4. Má phanh nở do lọt nước
Khi lái xe dưới trời mưa, rửa xe, hay để xe ngập nước... thì vấn đề này rất dễ xuất hiện. Theo đó, khi má phanh nở sẽ dẫn đến hiện tượng bó cứng phanh. Để giải quyết vấn đề, bạn phải làm khô má phanh sau khi rửa.
Nếu gặp hiện tượng bó cứng phanh sau khi đi qua đường ngập nước thì không nên kéo phanh tay ngay. Điều cần làm là chuyển xe về số lùi với xe số sàn, số P với xe số tự động rồi lại số tiến, cho đến khi phanh tự nhả.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!