Kinh nghiệm tránh hại xe nhất khi lội nước

Mùa mưa đến mang theo những con đường ngập nước khiến các tài xế ngao ngán. Nhưng nếu nắm được các kinh nghiệm lội nước an toàn sau, người lái ô tô hoàn toàn có thể hạn chế tối đa các tổn hại không mong muốn cho xe mình.

1. Hiểu xe và ước chừng độ sâu của nước

Khi nhìn thấy vùng nước ngập, người điều khiển xe không nên cho xe di chuyển vào ngay lập tức mà nên quan sát, phán đoán độ sâu của nước để so sánh với độ cao của gầm xe.  Những xe ô tô thông thường có độ cao gầm khoảng 12 -18 cm. Các loại xe 2 cầu được thiết kế gầm cao hơn với chiều cao từ 20 – 25cm, chiều cao này mang lại lợi thế cho xe khi lội nước hơn các loại xe khác.

Hiểu xe và ước chừng độ sâu của nước

Theo khuyến cáo, mực nước an toàn để xe có thể lội là ngang với tâm của bánh xe, tuy nhiên đây là mực nước an toàn với điều kiện đường xá tốt và đủ rộng để xe không bị những phương tiện di chuyển ngược chiều hất nước vào. Nếu điều kiện đường xá không đáp ứng được yêu cầu, người lái có thể hạ mực nước an toàn xuống một chút so với tâm của bánh xe.

2. Quan sát xe phía trước khi đi qua vùng ngập nước

Do ống hút gió của xe ô tô thường được thiết kế ở vị trí ngang với nắp capo, nên trong trường hợp mức nước chỉ đến ngang tâm bánh xe thì vẫn chưa thể tràn vào ống hút gió.  Nước tràn vào ống hút gió là một tình huống cực kỳ nguy hiểm, sức hút của ống sẽ khiến nước chảy mạnh vào bên trong và tràn vào động cơ, khiến động cơ bị ngập nước, và chết máy. Điều này dẫn đến nguy cơ động cơ bị thủy kích nếu người lái cố ý khởi động lại.

Quan sát xe phía trước khi đi qua vùng ngập nước

Vì vậy, việc quan sát mực nước là cực kì cần thiết. Người điều khiển phương tiện nên quan sát những chiếc xe di chuyển phía trước, quan sát thân cây, vỉa hè… để ước lượng độ sâu của nước. Bên cạnh đó, cần lưu ý đặc điểm của đường xa Việt Nam, đoạn giữa đường thường cao và độ dốc khá lớn phía hai bên.

Ghi nhớ đặc điểm này sẽ giúp người lái dự đoán vị trí bánh xe của mình sắp lăn qua có phải chỗ nông nhất hay không. Khi đường lụt, nước che phủ mặt đường khiến người lái khó có thể quan sát các dị vật. Lúc này, người lái cần chú ý quan sát kỹ những xe đi phía trước để kịp thời tránh những chỗ gồ ghề, ổ gà hoặc nguy hiểm hơn là những hố ga bị trôi nắp. Giữ bình tĩnh và áp dụng đúng kỹ thuật.

3. Chuẩn bị kỹ nếu vùng ngập nước quá sâu

Chuẩn bị kỹ nếu vùng ngập nước quá sâu

Trước khi điều khiển xe qua vùng nước ngập, người lái nên tắt hết hệ thống điện trong xe, như điều hòa, radio… Điều này sẽ góp phần làm tăng công suất cho động cơ. Nên hạ kính xuống một chút để dễ quan sát hơn. Với vùng ngập quá sâu, người lái nên tháo dây cua roa của quạt gió và dàn nóng máy điều hòa, để tránh trường hợp nước tràn vào khi cánh quạt đang quay dẫn đến hậu quả gãy cánh quạt, qua đó giúp động cơ có được sức mạnh tối đa khi lội nước.

4. Di chuyển nhẹ nhàng qua vùng ngập nước

Sau khi đã phán đoán được độ sâu của nước, người điều khiển phương tiện nên giữ bình tĩnh và cho xe di chuyển qua vùng nước ngập. Tuyệt đối không vội vàng phóng nhanh bởi nó có thể khiến nước bị bắn mạnh, gây ảnh hưởng tới những phương tiện khác. Hạn chế việc thốc mạnh ga bởi thốc ga sẽ khiến gió hút vào mạnh mẽ hơn, trong tình huống xấu nhất có thể hút cả nước vào động cơ khiến chết máy ngay lập tức.

Điều khiển xe ở tốc độ vừa phải, số thấp, giữ ga đều, không di chuyển quá chậm, giữ vòng tua máy từ 1500 đến 2000 vòng/phút là ổn. Đối với người lái sử dụng xe số sàn, số 1 và số 2 là hai số phù hợp để lội nước. Đối với người sử dụng xe số tự động, hãy cài chế độ số thấp. Đây chính là kỹ thuật chuẩn nhất để điều khiển xe qua vùng ngập nước một cách an toàn.

5. Không nên phóng xe quá nhanh khiến nước bị bắn

Không nên phóng xe quá nhanh khiến nước bị bắn

Giữ xe di chuyển đúng làn đường, người lái có thể gặp phải những tình huống bất ngờ và phải dừng xe, ví dụ như đèn đỏ, người đi xe máy, xe đạp, người lội nước, xe khác chết máy… Khi xảy ra những trường hợp này, cách duy nhất là chờ đợi thay vì bấm còi liên tục, việc bấm còi nhiều sẽ khiến những người tham gia khác cảm thấy khó chịu và không giải quyết được vấn đề gì.

6. Sau khi lội nước

Nhiều người lái chủ quan nghĩ rằng sau khi di chuyển qua vùng ngập nước xe sẽ không chịu bất cứ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, kể cả khi xe không bị chết máy và đi qua vùng nước ngập một cách trôi chảy, nước vẫn có thể nằm đâu đó trong xe.

Hãy mang xe đi bảo dưỡng sau khi đi qua vùng ngập nước

Do đó người lái hãy tiếp tục di chuyển khoảng 5 – 10 phút nữa hoặc để xe nổ máy, tuyệt đối không được tắt động cơ ngay sau khi vừa lội nước xong. Giữ xe hoạt động sẽ giúp nước trong xe thoát, bốc hơi ra ngoài. Khi mùa mưa kết thúc, chủ xe nên mang xe đi bảo dưỡng, thay dầu và bôi trơn lại ổ trục để tránh tình trạng những bộ phận này bị nước mưa ăn mòn.

Chúc các bạn lái xe mùa mưa an toàn!!! 

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
BMW X3 sDrive20i Msport 2023

BMW X3 sDrive20i Msport 2023

10,000 km

1 tỷ 939 triệu

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

240,000 km

1 tỷ 80 triệu

Hyundai Grand i10 2024

Hyundai Grand i10 2024

0 km

420 triệu

Mazda 2 1.5AT 2024

Mazda 2 1.5AT 2024

0 km

408 triệu

Ford Escape 2014

Ford Escape 2014

91,000 km

435 triệu

Đánh giá:
5/5 (11 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ