Giá trị của chiếc xe nằm ở đâu?
Thế nào là một chiếc xe có giá trị? Có phải là đến từ xuất xứ Nhật, Hàn, Đức hay từ nhãn mác như Bentley hay Rolls-Royce?
1. Xe phải phù hợp với tiêu chí sử dụng
Xe loại nào cũng tốt cả. Nếu nói xe Nhật chạy tốt thì xe Hàn cũng chẳng thua kém. Nếu các bộ phận của xe Toyota được làm bằng sắt hay hợp kim thì xe Hyundai hay Kia cũng không thể làm bằng nhựa được. Xe có hay hỏng vặt không quan trọng là ở người sử dụng, của bền thì tại người.
Một chiếc xe thích hợp phải phù hợp với mục đích của người sử dụng, chẳng hạn như ngoại hình, giá cả, phù hợp cho công việc hay giá bán lại về sau có cao không? Nếu cứ theo tiêu chí truyền miệng từ xưa tới nay: “xe 2 bánh phải Honda, xe 4 bánh phải Toyota" thì sẽ rất khó để tìm được chiếc xe thực sự phù hợp với mình.
2. Đừng bận tâm đến lời nói của người khác
Điều thật sự quan trọng là bạn phải hiểu rõ về chiếc xe. Để nắm được điều đó thì có thể dựa vào những thông số cơ bản trong tờ catalogue mà nhà sản xuất xe cung cấp. Nhiều người chê Toyota và khen Vios, bảo rằng Vios chạy êm và ít hỏng vặt. Tuy nhiên, dưới nắp ca-pô của Vios có rất nhiều bộ phận lỗi như hệ thống chắn nước. Ngược lại, xe Cruze tuy chạy hơi hao xăng nhưng lại có dung tích động cơ lớn và nặng hơn khiến cho người lái cảm giác an toàn hơn.
Hiểu rõ về ưu, nhược điểm của chiếc xe sẽ giúp bạn tìm ra chiếc xe thật sự phù hợp với mình. Nếu cứ lắng nghe nhận xét của người ngoài, ví dụ như xe Nhật mới tốt, vậy chẳng lẽ những người đi xe Hàn là không hiểu biết gì về xe cả?
3. Để ý đến trải nghiệm của bản thân
Tuổi thọ hay giá cả không phải là giá trị cốt lõi của chiếc ô tô mà đó là cảm giác của bản thân bạn khi ngồi ở ghế lái. Chỉ cần chiếc xe đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết của bạn tức là nó xứng đáng với số tiền bạn đã bỏ ra. Đừng quá để ý đến xuất xứ, nhãn mác mà hãy xem xét trải nghiệm của bản thân khi cầm lái. Sở hữu chiếc xe hơi phù hợp với túi tiền và hiểu rõ về nó sẽ tốt hơn nhiều so với những người sở hữu xe xịn nhưng lại chẳng hiểu được bao nhiêu về chiếc xe đó.