Dầu động cơ có bao nhiêu phân loại và các phân loại phổ biến hiện nay
Để chủ động trong việc bảo vệ “xế yêu” của mình thì việc nắm bắt một số kiến thức về dầu động cơ và các phân loại của chúng là điều cần thiết.
Với những tiến bộ về công nghệ, động cơ xe ngày nay được làm nhỏ, hoạt động mạnh mẽ và hiệu suất đạt chất lượng cao hơn. Kéo theo đó là ngành công nghiệp dầu nhớt cũng không ngừng phát triển để kịp theo đuổi và thích ứng được với hiện tại. Do đó. dầu động cơ cũng trở nên đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Cùng tìm hiểu dầu động cơ có bao nhiêu phân loại và các phân loại phổ biến hiện nay.
Dầu động cơ có bao nhiêu phân loại
Phân loại theo độ nhớt (SAE)
SAE là từ viết tắt của “Society of Automotive Engineers” (hiệp hội kỹ sư tự động hóa). SAE còn được biết đến là chỉ số độ nhớt, gồm hai loại là đơn cấp và đa cấp.
Dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp: Dầu động cơ có độ nhớt đơn cấp thường được ký hiệu là SAE 40, SAE 50. Các loại dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp thường chỉ bảo đảm đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn để bôi trơn động cơ. Khi ở nhiệt độ thấp, độ nhớt đơn cấp có thể sẽ quá đặc, gây khó khăn cho quá trình khởi động cũng như lưu thông.
Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp: Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường có ký hiệu là SAE 10W-30, 15W-40, 20W-50, SAE 0W-40... Nhớt đa cấp có thể khắc phục được nhược điểm của dầu nhớt đơn cấp, đảm bảo bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao, giúp xe dễ khởi động và lưu thông.
Về ký hiệu độ nhớt, chữ số đứng trước ký tự "W-" được dùng để chỉ nhiệt độ mà loại độ nhớt đó đảm bảo động cơ hoạt động tốt nhất. Để xác định nhiệt độ này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi chữ số đó, nhưng tính ở nhiệt độ âm. Ví dụ, độ nhớt 20W-50 sẽ đảm bảo động cơ khởi động tốt ở -10 độ C, 10W-30 khởi động tốt ở -20 độ C...
Ngoài ra, phần chữ số đằng sau "W-" càng lớn thì nhớt sẽ càng đặc, càng nhỏ thì càng loãng. Nếu thường xuyên di chuyển trong điều kiện giao thông khắc nghiệt, bạn nên chọn dầu động cơ có độ nhớt loãng để xe dễ khởi động khi phải liên tục chạy-dừng.
Phân loại theo tính năng (API)
API (American Petroleum Institute) là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỏ Hoa Kỳ. API được phân thành hai loại là dầu chuyên dụng và dầu đa dụng.
Các cấp chất lượng của API đối với động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,…và cấp mới nhất hiện nay là API SN. Đối với động cơ Diesel, API được ký hiệu là CA, CB, CC, CD…
Trong đó, chữ cái cuối cùng của ký hiệu được dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái. Chữ cái càng đứng sau sẽ thể hiện cho cấp càng cao. Ví dụ, cấp API SN sẽ hơn SM và cao hơn SL…
Tuy nhiên, cấp tính năng API không quyết định hoàn toàn đến chất lượng dầu động cơ. Chất lượng dầu còn được quyết định bởi dầu gốc, gồm có dầu gốc khoáng, bán tổng hợp hay tổng hợp (vì hàm lượng dầu gốc chiếm đến 95% - 99.9% trong dầu nhớt).
Xét theo phẩm cấp của từng loại, dầu tổng hợp có phẩm cấp cao nhất, sau đó đến dầu bán tổng hợp và cuối cùng là dầu gốc khoáng. Ví dụ, dầu tổng hợp có phẩm cấp API là SG thì tốt hơn dầu gốc khoáng có phẩm cấp API là SN.
Các phân loại dầu động cơ phổ biến cho xe ô tô
Dầu gốc khoáng
Dầu gốc khoáng mang đến khả năng bảo vệ cơ bản cho hầu hết các động cơ. Loại dầu này thường được sử dụng tạm thời trước khi chuyển sang dầu bán tổng hợp hoặc dầu tổng hợp toàn phần. Dầu gốc khoáng không thể bảo vệ tốt cho động cơ ở nhiệt độ thấp, đồng thời dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao. Do đó, khi sử dụng bạn cần phải thay dầu thường xuyên để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru nhất.
Dầu công nghệ bán tổng hợp
Dầu công nghệ bán tổng hợp là sự cân bằng giữa giá trị kinh tế do dầu gốc khoáng mang lại cùng hiệu suất vượt trội của dầu tổng hợp toàn phần. Với khả năng bảo vệ, chống mài mòn động cơ tốt hơn so với các loại dầu nhớt thông thường, dầu công nghệ bán tổng hợp đang là sự lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.
Dầu công nghệ tổng hợp toàn phần
Đây là loại dầu được đặc chế trong môi trường phòng thí nghiệm, dành cho động cơ công nghệ cao. Dầu công nghệ tổng hợp toàn phần hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp và duy trì bôi trơn hiệu quả ở nhiệt độ cao. Chống lại sự tích tụ của các cặn bẩn, giảm ma sát và hạn chế mài mòn các bộ phận trong động cơ.
Vì tính chất bền bỉ tuyệt vời nên dầu công nghệ tổng hợp toàn phần sẽ lâu xuống cấp. Do đó, giá thành của dầu tổng hợp toàn phần cũng khá cao so với dầu thông thường.
Để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất và kéo dài tuổi thọ cho xe, các chủ xe nên tìm hiểu thật kỹ và chỉ sử dụng sản phẩm dầu động cơ của các thương hiệu uy tín. Nếu cần một gợi ý thì dầu động cơ Castrol với đa dạng phân khúc sản phẩm cùng những tính năng vượt trội sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho “xế yêu” của bạn khi lưu thông trong điều kiện giao thông hiện nay.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!