Cần làm gì trước khi khởi động ô tô?

Có một số quy tắc mà người dùng nên nắm vững trước khi khởi động xe để đảm bảo an toàn trên mọi cung đường.

Yếu tố hàng đầu khi tham gia giao thông không gì khác ngoài sự an toàn. Theo đó, những nguyên tắc cơ bản cần nắm vững trước khi thực hành lái xe bao gồm tư thế ngồi lái, kiểm tra hệ thống phanh... sẽ giúp cho các tài xế có cái nhìn tổng quan hơn về chiếc xe của mình.

Để đảm bảo an toàn trước mỗi hành trình với xế cưng của minh, các lái mới nên nắm vững một số quy tắc sau. 

Làm quen với các thao tác trên xe

Làm quen với các thao tác trên xe

Bạn nên làm quen các vị trí trên xe khi ngồi vào bất cứ chiếc xe nào. Trước khi cho xe chạy, hãy thực hành các thao tác như côn, ga, phanh, cần số, phanh tay… để nhớ vị trí và thao tác chính xác khi vận hành xe. 

Người lái cần có tư thế ngồi, đặt tay vô lăng và góc quan sát gương chiếu hậu tốt nhất thông qua việc chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, gương chiếu hậu. Không như nhiều người nghĩ chỉ cần thoải mái là được, tư thế ngồi lái xe cũng cần tuân theo quy tắc an toàn. 

Áp lực ở lưng sẽ được giảm xuống giúp người lái không bị mỏi trong các chuyến đi dài nếu như họ chọn đúng tư thế ngồi. Đầu tiên, bạn cần chỉnh chiều cao về độ nghiêng của ghế. Hãy đặt chân phải lên bàn đạp phanh, chân trái đạp cần số (hoặc đặt lên kệ đặc biệt nếu là xe số tự động). Đẩy ghế về phía trước là tài xế sẽ gấp đầu gối đúng.

Tiếp theo, bạn cần duỗi chân đạp mạnh hết chân phanh. Cơ thể của bạn không ngả ra phía trước hoặc phía sau thì chứng tỏ góc lưng ghế và tư thế ngồi của bạn đã đúng. 

Cuối cùng, bạn tìm vị trí phù hợp giữa mình với vô lăng sao cho khi duỗi cánh tay ra, cổ tay bạn chạm vào điểm trên cùng của vô lăng.

Kiểm tra hệ thống phanh

Kiểm tra hệ thống phanh

Là một bộ phận rất quan trọng, hệ thống phanh sẽ đảm bảo xe vận hành ổn định, an toàn nên người dùng cần thường xuyên kiểm tra kỹ. Theo đó, hãy thử đạp vào chân phanh khoảng 3 – 5 lần trước khi nổ máy xe. 

Chân phanh cứng lại hoặc đứng yên chứng tỏ hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt. Sau khi nổ máy, chân phanh không được đứng yên tại vị trí đó mà phải từ từ hạ xuống vị trí ban đầu.

Ngược lại, chân phanh đạp trước khi nổ máy thấy hẫng và muốn nhấn bao nhiêu lần cũng được thì đồng nghĩa với việc hệ thống trợ lực chân không đã mất tác dụng. 

Với trường hợp này, gọi thợ đến kiểm tra tại chỗ hoặc xe cứu hộ thay vì tiếp tục di chuyển trên đường để đảm bảo an toàn.

Trên đây chính là cách kiểm tra hệ thống phanh dễ dàng cho người mới lái xe. Nếu xuất hiện những dấu hiệu như tiếng rít hay cót két; xe nghiêng sang một bên khi nhấn phanh; có vết rò rỉ dầu phanh phía bên trong… thì phanh xe của bạn chắn hẳn đã có vấn đề, hãy nhanh chóng đưa xe đi bảo dưỡng và kiểm tra.  

Mặt khác, tình trạng của má phanh xe và ống dẫn dầu phanh cũng là điều người dùng cần lưu tâm, bởi chỉ vết nứt nhẹ ở vòi cũng có thể khiến dầu phanh bị rò ra bên ngoài, khiến tài xế không phanh được xe.

Khi không ga thì nên qua phanh

Khi không ga thì nên qua phanh

Người lái nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh nếu đang không cần thêm ga để tăng tốc.

Điều này sẽ giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi gặp những tình huống bất ngờ và giảm nguy cơ đạp nhầm chân ga. 

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
BMW X3 sDrive20i Msport 2023

BMW X3 sDrive20i Msport 2023

10,000 km

1 tỷ 939 triệu

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

240,000 km

1 tỷ 80 triệu

Hyundai Grand i10 2024

Hyundai Grand i10 2024

0 km

420 triệu

Mazda 2 1.5AT 2024

Mazda 2 1.5AT 2024

0 km

408 triệu

Ford Escape 2014

Ford Escape 2014

91,000 km

435 triệu

Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ