Các điều cần nắm rõ khi bị tạm giữ xe vi phạm giao thông

Thời gian tạm giữ xe vi phạm giao thông và làm thế nào để lấy lại xe luôn là thắc mắc của phần lớn cá nhân tham gia giao thông. Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

1. Phải làm gì để nhận lại xe vi phạm giao thông?

Thưa luật sư, tôi vượt đèn đỏ, bị bắt phạt và tước giấy phép lái xe 1 tháng. Sau đó, tôi chưa lãnh lại giấy phép nhưng lỡ chạy quá tốc độ 57/40 nên bị tạm giữ xe. Xin hỏi luật sư nếu tôi lấy giấy quyết định và đóng phạt tiền vượt đèn đỏ, tôi có thể lấy xe ra được không? Hay cần phải có bằng lái kèm theo ạ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ theo trường hợp của bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ theo Khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

"Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản."

Theo đó, nếu muốn nhận lại phương tiện bị tạm giữ, bạn phải xuất trình Biên bản (Quyết định) xử phạt.

2. Cảnh sát có giữ cả chìa khía khi tạm bắt giữ xe không?

Thưa luật sư, tôi bị tạm giữ xe thì cảnh sát có được quyền giữ cả chìa khóa không ạ?

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào phân định người có thẩm quyền xử phạt được tạm giữ chìa khóa xe của người vi phạm. Vì vậy xét theo nguyên tắc, việc người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ chìa khóa xe của người vi phạm là trái quy định của pháp luật.

3. Thời gian tạm giữ xe tai nạn giao thông?

Trên đường về nhà, tôi va chạm với 1 xe gắn máy khiến xảy ra tai nạn giao thông. Từ hôm đó đến nay, xe của tôi đã bị cảnh sát giao thông tạm giữ 14 ngày. 

Tôi có hỏi phía cảnh sát giao thông (CSGT) thì họ báo sẽ giải quyết khi nào bên xe gắn máy lên viết lời khai. Xin hỏi luật sư:

- Nếu bên xe gắn máy không đến làm việc với CSGT thì xe của tôi sẽ được xử lý như thế nào?

- Pháp luật qui định thời gian tạm giữ xe tai nạn giao thông là bao lâu? Liệu xe tôi có bị giam luôn không?

Trả lời:

- Dựa theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

"1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

- Thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: 

"8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề."

Như vậy, trong trường hợp này, việc cơ quan giao thông tạm giữ xe của bạn 14 ngày là hợp lý, vì bên xe gắn máy không có mặt để thực hiện quá trình điều tra. Tuy nhiên thời hạn tối đa chỉ là 30 ngày. Khi quá thời hạn, cơ quan giao thông phải có giấy thông báo gia hạn tạm giữ xe. Sau quá trình điều tra, bạn có thể làm đơn đề nghị trả xe gửi cơ quan công an để được nhận lại xe nếu cơ quan điều tra không quyết định khởi tố vụ án hình sự. Bạn chú ý theo dõi thời gian tạm giữ xe để làm đề nghị trả xe và đảm bảo quyền lợi của mình.

4. Phải làm gì khi bị công an giữ xe?

Chào luật sư. Anh trai tôi đi xem đá gà và bị công an bắt giữ luôn xe với số tiền trong người chưa tới 50.000đ. Sau đó anh tôi được bảo lãnh về và phải nộp trước 1,5 triệu đồng nhưng không có biên lai. Tới hôm nay là đã 15 ngày rồi nhưng xe vẫn chưa lấy về được. Luật sư cho tôi muốn lấy xe ra phải làm sao và vụ việc mất bao lâu mới được giải quyết?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Vì thông tin bạn đưa ra không nói chính xác anh trai bạn bị công an bắt giữ vì lí do gì và số tiền 1,5 triệu đồng là tiền bảo lãnh hay tiền nộp phạt nên chúng tôi tạm phân tích như sau:

- Thứ nhất, về việc bị giữ xe:

Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội:

"1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này."

- Thứ hai, về việc nộp trước 1,5 triệu đồng:

Nếu 1,5 triệu anh bạn nộp là tiền phạt thì phải có biên lai, nếu là tiền bảo lãnh thì phải được lập thành biên bản.

Dựa theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 115/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính: 

"3. Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:

a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh."

Rất khó để chứng minh được anh trai bạn đã nộp số tiền đó vì anh bạn nộp tiền mà không có biên lai hay giấy tờ làm bằng chứng.

- Thứ ba, về thời hạn tạm giữ xe:

Thời hạn tạm giữ thông thường là 7 ngày tính từ ngày bắt đầu tạm giữ. Nhưng nếu trường hợp của anh trai bạn thuộc vào vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành điều tra thì thời hạn tối đa lên tới 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Kết luận, để được lấy lại xe, anh trai bạn cần trình bày việc đã nộp trước 1,5 triệu với nơi giam giữ xe và đồng thời phải chấp hành quyết định xử phạt.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
BMW X3 sDrive20i Msport 2023

BMW X3 sDrive20i Msport 2023

10,000 km

1 tỷ 939 triệu

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

240,000 km

1 tỷ 80 triệu

Hyundai Grand i10 2024

Hyundai Grand i10 2024

0 km

420 triệu

Mazda 2 1.5AT 2024

Mazda 2 1.5AT 2024

0 km

408 triệu

Ford Escape 2014

Ford Escape 2014

91,000 km

435 triệu

Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ