Bí quyết làm chủ tay lái trên đoạn đường trượt, trơn

Mưa có thể làm dầu mỡ và các chất bẩn bán trên mặt đường tan ra, làm cho đường trơn trượt khiến độ bám của lốp trên bề mặt đường sẽ giảm, gián tiếp gây ra các tai nạn giao thông. Dưới đây là một số kĩ năng cần thiết để xử lý xe trượt trên đường ướt.

Chủ động giảm tốc độ

Khi ô tô đi trên đường trơn ướt thì ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường giảm xuống, do lớp bùn và dầu trên mặt đường ngăn cách lốp xe tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với bề mặt đường. Vì thế, các thao tác lái xe đi trên đường khô ráo trước đó sẽ phải thay đổi để thích nghi với bề mặt mới. Nếu chạy xe nhanh trên đường ướt và có nhiều nước, nước bám theo các rãnh lốp nên lốp xe cũng không tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường được.

Không nên chạy nhanh trên đường ướt

Để đảm bảo an toàn, ngay khi đi vào đoạn đường trơn ướt, hoặc khi trời vừa bắt đầu đổ mưa, lái xe nên giảm tốc độ ngay. Điều này, làm giảm quán tính cho xe khi phải dừng hoặc phanh đột ngột và đồng thời để tăng diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường, từ đó tăng độ bám đường.

Cách giảm tốc độ: Giảm tốc độ cho đến khi bánh xe có thể giữ được tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường. Nếu đang chạy quá 50 km/h, bạn nên giảm đi 8 đến 10 km/h so với tốc độ đang chạy trước đó. Với tốc độ 50 km/h hoặc thấp hơn, thường thì lái xe không cần phải giảm tốc độ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng lốp xe. Vì lốp là nhân tố chính duy trì độ bám đường của xe. Nếu lốp xe bị mòn nhiều, chẳng hạn ta-lông lốp bị mòn hết, thì lúc này giảm hẳn tốc độ về mức 30km/h hay 40km/h. Tránh lái xe qua các vũng nước hoặc các khu vực bị ngập nước trên đường. Cố gắng duy trì tay lái ở tâm đường, vì nước thường có xu hướng thoát về hai bên rìa đường.

Cẩn trọng khi dùng phanh

Nếu xe mất độ bám đường do trơn ướt, tốt nhất bạn đừng hãm phanh hay rẽ đột ngột. Vì như vậy có thể khiến xe bị văng theo quán tính đang di chuyển, rất nguy hiểm cho chính bản thân người lái và mọi người xung quanh. Khi đi vào đường trơn, ướt, việc bạn cần làm là giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước xa hơn so với điều kiện thời tiết bình thường và giảm tốc độ. Đối với xe có hệ thống phanh ABS (phanh chống bó cứng), khi xe bắt đầu bị trượt, người lái chỉ cần đạp phanh, giữ và đánh lái. Hệ thống máy tính của ABS sẽ tự tạo ra một chuỗi nhấp nhả phanh để bạn vừa có thể phanh, vừa duy trì tay lái đưa xe ra khỏi chỗ trượt.

ABS thực chất là một hệ thống sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh của xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi phanh. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh, loại bỏ khả năng lốp trượt – duy trì khả năng điều khiển xe.

Thông thường hệ thống máy tính trên xe có trang bị ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 30 lần/giây, từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến áp lực bằng 0.

Cẩn trọng khi dùng phanh

Nếu xe không có hệ thống ABS, thì bạn nên bình tĩnh, nhấp nhả phanh vài lần, theo cách: trước tiên đạp phanh cho tới khi xe giảm hẳn tốc độ, rồi ngay lập tức nhả chân phanh, lặp lại hai bước trên đều đặn tới khi xe dừng an toàn. Trong trường phải đi trên đường ngập, trơn thì bạn nên lưu ý rằng, khi đi vào vùng đất đọng nước thì làm cho má phanh bị ướt, giảm lực ma sát với lốp xe. Lúc này, để làm khô bề mặt tiếp xúc của má phanh, bạn nhấn nhẹ phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh trở về trạng thái bình thường trước đó.

Không đánh lái mạnh

Khi đi trên đường trơn ướt gặp trường hợp xe bị mất lái, lúc này bạn cần bình tĩnh, giữ chặt lái, thả chân ga rồi rà phanh cho tới khi xe dừng lại hoàn toàn. Nếu bị mất lái, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tiếp tục đánh lái. Như vậy sẽ không mang lại kết quả gì, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn.

Chú ý vào cua – xử lý trượt bánh trước, sau

Khi quay (cua) góc hẹp trên đoạn đường trơn rất dễ làm trượt bánh sau, va đập vào thành rào bảo vệ hoặc xe đi làn đường bên cạnh. Để tránh trường hợp này, người lái không nên quay gấp xe ở góc cua hẹp. Nên cố gắng đưa xe sang làn đối diện khi tới góc cua, lúc đó bán kính góc cua giảm, việc vào cua sẽ không bị lố. Ô tô bị trượt bánh trước (Understeer) hay trượt bánh sau (Oversteer) khi vào cua đều là những trường hợp nguy hiểm. Nếu đang lái xe trên đường trơn, ướt, không nên tăng tốc quá nhanh. Việc duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp tránh phần lớn nguy cơ trượt bánh.

duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp tránh phần lớn nguy cơ trượt bánh

Lưu ý, nếu bị trượt bánh, đừng nhả chân ga hoặc chân phanh quá nhanh. Nếu bị trượt bánh trước, giảm tốc bằng cách bỏ chân ga nhưng không đạp phanh. Ở những xe ô tô có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế có thể áp dụng phanh, nhưng chỉ là đạp nhẹ, chứ không đạp hết chân. Trả lái đôi chút về hướng thẳng hoặc gần thẳng, giúp chiều lăn và trượt của lốp gần trùng nhau, nhờ đó lấy lại độ bám đường của lốp nhanh hơn. Sau khi xe đã giảm tốc và nhận thấy độ bám đường phù hợp đã trở lại, tài xế đánh lái theo hướng vào cua để xe tiếp tục hành trình.

Khi bị trượt bánh sau, không phải cố chống lại, mà phải xoay theo sự cố. Việc cần làm là không được nhìn theo hướng xe đang xoay, mà phải nhìn theo hướng muốn tới. Khi đã xác định được hướng muốn tới, đánh lái ngược (countersteering) về phía hướng đó để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe. Hiện tượng này giống như việc các tay đua “drift” qua khúc cua, để lấy lại độ bám cho bánh sau, có thể đạp mớm ga.

Giữ chặt vô lăng khi lướt qua vũng nước lớn

Hãy giảm tốc độ từ trước mà đi chậm qua vũng nước. Còn nếu không cũng nên biết trước điều gì đang chờ đón bạn, nhất là trong trường hợp chỉ có bánh ở một bên xe lao vào vũng nước, bạn sẽ cảm thấy tay lái không nghe theo sự điều khiển nữa, khi đó nên giữ chặt vô-lăng và đừng cố điều chỉnh hướng xe chạy.

Giữ chặt vô lăng khi đi qua vũng nước

Khi cả hai bánh trước lao qua vũng nước sâu thì người cầm lái sẽ có cảm giác xe như bị giật mạnh lại. Trong trường hợp này cũng không nên hốt hoảng, mà cần giữ vô-lăng thật chặt. Khi xe lao vào vũng nước không nên phanh gấp, tăng ga hay đánh vô-lăng. Tất cả đều vô nghĩa khi bánh xe gần như không tiếp xúc với mặt đường. Hãy coi đây là tình huống bất lợi, nhưng không đáng sợ vì xe sẽ ra khỏi vũng nước theo đúng hướng như khi nó đi vào. Còn tất cả các thao tác xử lý khác hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Dừng xe nếu cần

Nếu đường quá trơn ướt, trời mưa to hoặc vừa ướt trơn vừa có lớp vật liệu trơn ướt vương vãi hẳn một dải, khi đó cách tốt hơn cả là dừng hẳn xe. Nên chọn điểm dừng ở những khu vực có thể nghỉ ngơi hay những khu vực an toàn. Khi dừng ở lề đường giữ đèn pha luôn bật và bật luôn cả đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho những xe khác đang lưu thông trên đường.

*Một số lưu ý khác

Ngoài ra, khi di chuyển vào đường trơn, đường ẩm ướt, trời mưa, bạn nên bật điều hòa, chọn chế độ lấy gió ngoài làm giảm lượng hơi nước có trong cabin xe ngưng tụ và làm mờ kính xe. Tầm nhìn của tài xế thường bị hạn chế khi trời mưa, nên kính chắn gió trước và gương chiếu hậu là những bộ phận cần sạch sẽ. Đối với kính chắn gió, không những mặt ngoài mà mặt trong cũng phải sạch, không bị đọng hơi nước. Vì vậy, hãy kiểm tra và thay thế cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn khi trời mưa.

Kiểm tra cần gạt nước thường xuyên

Bên cạnh đó, người lái xe cũng nên cẩn thận với những cơn mưa ngắn. Cần nhớ rằng cơn mưa ngắn bất chợt còn nguy hiểm hơn cả khi mưa lớn kéo dài. Vì nước mưa không trôi ngay mà tạo ra bong bóng nhỏ trên mặt đường. Hãy thử hình dung lúc này vào cua hay phanh khi đang chạy với tốc độ cao, bánh xe tiếp tục với các bong bóng đang vỡ tung ra – hậu quả cũng sẽ tương tự: xe có thể bị chệch hướng hay mất lái…

Lời khuyên duy nhất trong trường hợp này là ngay khi có những giọt mưa đầu tiên hãy giảm tốc độ, tăng cường quan sát, tránh dừng xe đột ngột. Trong mưa lớn, bắt buộc phải bật pha gần để giúp tài xế các xe khác dễ quan sát thấy xe của bạn hơn. Khi trời mưa hay khi vừa tạnh, lúc mặt đường chưa kịp khô, xe chạy sẽ tạo ra các “màn nước” như vậy các xe cùng chiều hay ngược chiều sẽ liên tục hắt nước và bùn đất bẩn vào xe của bạn nên khi đến gần xe khác cần phải mở chế độ gạt nước ở mức mạnh nhất. Nếu không thì vào thời điểm đó, kính trước dễ bị mờ hết khiến bạn hết khả năng quan sát trong 1 – 2 giây quan trọng nhất…

Khi đi lại liên tục trên một đoạn đường, tài xế cần nhớ những điểm nào hay bị trơn trượt, để có cách xử lý phù hợp. Đồng thời, hãy cố gắng lái theo vết lốp của những chiếc xe phía trước bạn vì ở vị trí lớp đất bùn ngăn cách lốp xe với mặt đường đã bị lốp của chiếc xe trước cuốn đi, nên tăng khả năng bám đường tốt hơn.

Hạn chế tối đa đi vào các con đường đang ngập lụt. Trong trường hợp không có sự lựa chọn, bắt buộc phải lái xe qua các con đường ngập nước, chỉ được phép chạy khi nước ngập bánh xe không quá 25 cm với tốc độ không vượt quá 10km/h, nếu không động cơ, hệ thống điện và hộp số có thể bị hư hỏng.

Thường xuyên kiểm tra lốp xe

Lốp xe là bộ phận vô cùng quan trọng, giữ cho xe được cân bằng và ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển an toàn trên đường. Một bộ lốp tốt, độ căng chuẩn sẽ giúp người lái xử lý tốt trong mọi tình huống. Lốp xe có mặt gai tốt, đủ áp suất và không bị mòn làm tăng khả năng bám đường cho xe ô tô, nhất là khi đi đường trời mưa, trơn ướt.

Thường xuyên kiểm tra lốp

Vì lốp không tốt thì khi đi đường trơn, ướt có khả năng làm xe bị trượt, mất điều khiển. Điều này là do lốp xe bị bám một lớp nước mỏng khiến lốp xe giảm tiếp xúc với mặt đường, giảm ma sát bám đường. Đồng thời, ma sát giữa má phanh và lốp cũng giảm đi. Xe bị trượt trên đường trơn ướt có thể xảy ra ở bất kỳ tốc độ nào, kể cả tốc độ 50km/h.

Bạn nên kiểm tra thường xuyên áp suất lốp và tình trạng lốp. Khi lốp mòn hoặc áp suất lốp thấp sẽ làm tăng khả năng xuất hiện tượng Hydroplaning (lốp bị nâng khỏi mặt đường), dẫn đến xe bạn sẽ bị trượt và mất lái. Bên cạnh tình trạng lốp thì kiểu lốp và chất lượng lốp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thoát nước, tăng độ bám đường. Nếu lốp xe không có đủ độ sâu gai và các rãnh lốp để giải phóng lượng nước khỏi bề mặt lốp, sẽ khó ngăn chặn hiện tượng Hydroplaning, một trong những nguyên nhân hàng đầu làm xe bị trượt và mất lái, đặc biệt là khi chuyển hướng đột ngột.

Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào từng dòng xe với độ cao khác nhau, đặc biệt chú ý các xe đang chạy cùng chiều và ngược chiều sẽ xảy ra hiện tượng tạo sóng, có khả năng nước dâng cao và tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ, đi qua cổ nạp, vào xú- páp và đi vào động cơ gây ra hiện tượng thủy kích có thể làm cong tay biên, nặng hơn có thể sẽ gãy tay biên và phá hủy động cơ.

Sắp bước vào mùa mưa rồi, chúc các bạn chuẩn bị thật tốt và thượng lộ bình an!!!

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
BMW X3 sDrive20i Msport 2023

BMW X3 sDrive20i Msport 2023

10,000 km

1 tỷ 939 triệu

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

Toyota Land Cruiser Prado TX-L 2015

240,000 km

1 tỷ 80 triệu

Hyundai Grand i10 2024

Hyundai Grand i10 2024

0 km

420 triệu

Mazda 2 1.5AT 2024

Mazda 2 1.5AT 2024

0 km

408 triệu

Ford Escape 2014

Ford Escape 2014

91,000 km

435 triệu

Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ