Bảo dưỡng ô tô định kỳ và những điều bạn cần biết
Một số bộ phận của ô tô trong quá trình vận hành sử dụng thường bị mòn một cách tự nhiên. Chính vì vậy, theo thời gian mỗi chiếc ô tô cần được sắp xếp một lịch bảo dưỡng đình kỳ để tránh khỏi hư hỏng nặng cũng như tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe cũng như người sử dụng.
Hiện nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam. Với những người sử dụng ô tô, chắc hẳn đều mong muốn xe của họ luôn trong điều kiện tốt nhất, an toàn và kinh tế.
Vì sao phải bảo dưỡng ô tô định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ là việc bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (được quy định bằng quãng đường hay thời gian sử dụng).
Việc không chú ý đến lịch bảo dưỡng xe định kỳ hay liên tục sử dụng ô tô trong thời gian dài sẽ khiến một số bộ phận của xe bị mòn tự. Nếu chúng không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
Một ví dụ điển hình nhất là dầu động cơ có chức năng bôi trơn, làm kín, làm mát, làm sạch và chống ăn mòn kim loại đối với các bộ phận bên trong động cơ. Trong quá trình sử dụng, vận hành ô tô các tính năng của dầu và lọc dầu sẽ giảm dần, do đó bạn phải thay thế chúng định kỳ để động cơ hoạt động tốt.
Chính vì vậy, mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ gồm những hạng mục nào?
Theo các chuyên gia kỹ thuật của Honda Ô tô Việt Nam, quá trình bảo dưỡng định kỳ một chiếc ô tô phải trải qua nhiều hạng mục với việc kiểm tra chi tiết từng bộ phận khác nhau để đảm bảo chiếc xe luôn vận hành trơn tru. Các hạng mục kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin bào gồm việc kiểm tra các bộ phận như đèn, còi, gạt mưa, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí…
Hạng mục kiểm tra khoang động cơ đòi hỏi bạn phải đàu tư thời gian, chi phí để xem xét, tháy thế dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ, dầu phanh, dây đai truyền động…
Các hạng mục cần thay thế định kỳ bao gồm dầu máy, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc gió… Hạng mục kiểm tra gầm xe bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo,lốp xe, đường ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,… Sau khi bảo dưỡng, bạn cần để nhân viên kỹ thuật của hãng lái thử xe để kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí xả…
Bảo dưỡng ô tô định kỳ ở đâu?
Trân thực tế, một số bộ phận trên ô tô bạn có thể tự kiểm tra thay thế theo lịch định kỳ và thực trang sử dụng ô tô của bản thân để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng ô tô bạn chỉ nên kiểm tra các bộ phân đơn giản như nước làm mát, dầu động cơ, dầu trợ lực lái…
Việc bảo dưỡng các bộ phận khác như động cơ, hộp số, hệ thống phanh… cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp đã được đào tạo chuyên sâu.
Trong một số trường hợp để bảo dưỡng các hệ thống chỉ trang bị riêng cho dòng xe ô tô của bạn. Bạn nên mang đến các đại lý chính hãng để được tư vấn kiểm tra và sửa chữa.