7 chú ý cực kì quan trọng cho tư thế lái ô tô an toàn
Việc tập những thói quen tốt về vấn đề lái xe không chỉ khiến quãng đường di chuyển trở nên an toàn hơn mà có thể khiến chúng ta trở thành những người chỉ dẫn cho những lái mới hơn mình.
Hướng dẫn tư thế lái xe an toàn:
Nếu bạn ngồi sai thì nó mỏi, ngoài việc mỏi ra thì nếu xảy ra va chạm bất ngờ thì chấn thương sẽ nặng hơn rất nhiều. Mà một trong những sai lầm mọi người hay mắc phải đó là ngồi ghế quá thấp hoặc quá cao, ngồi quá sát hoặc quá xa vô lăng, thậm chí cái tựa tay tựa gối đầu này người ta chỉnh cao thấp cũng sai, vô lăng chỉnh cao thấp cũng sai, trong những cái tiêu chuẩn bắt buộc để cho sự an toàn và để dễ lái xe đó là:
+ Ghế quá gần vô lăng có thể gây vỡ đầu gối: Khoảng chiều dài ghế này phải đảm bảo sao cho cái gót mình đạp phanh, đạp hết phanh này là không được quá với chân, và cũng không được quá gần, nếu mà quá gần thì đầu gối sẽ rất sát xe, nếu mà trong trường hợp có va chạm thì ga lên mà người lao lên thì người đó sẽ dễ vỡ đầu gối.
+ Chân duỗi thẳng nguy hiểm cho cột sống: Nếu như mà để xa quá, nếu mà xa quá khi đạp phanh thì chân này nó sẽ thẳng và mọi va chạm như người mình lao lên đằng trước mọi chấn thương, lực ở đây sẽ dồn hẳn lên cột sống, sẽ gây chấn thương nên mình phải chỉnh sao cho ghế đủ khoảng cách để cho nó có độ cong ở đầu gối, để nếu mà có phanh gấp mình dồn lên thì chân sẽ chịu lực thay nó dồn lên cột sống.
+ Độ cao ghế tầm mắt chính giữa: Còn độ nâng của ghế, mình điều chỉnh sao cho tầm nhìn của người lái xe nằm ở chính cái giữa của kính, thì là tầm mắt phải là chính giữa ở độ cao này, nếu mà thấp quá thì quan sát kém, nếu mà cao quá thì đầu sẽ rất là sát trần, anh có thể để ý là khoảng cách từ đầu bằng đúng bàn tay người để bên trên này, nếu như mà cao quá thì anh phải hạ xuống.
+ Ghế quá ngả gây căng mỏi vai, vị trí ngả ghế sao cho chạm cổ tay: Còn về độ ngả của ghế mình mà quá thoải thì tay sẽ bị với, với này rất là mọi vai khi lái xe và quan sát và đánh lái rất là kém, nếu mà đi sốc thì đầu sẽ bị đập vào cột, nếu mà quá gập ngồi tay lái thì quá gập thế này thì mình không thể đánh lái được, mình sẽ phải điều chỉnh độ ngả của ghế sao cho khoảng cách từ người đến vô lăng sao cho là cái vô-lăng tương ứng với chỗ cổ tay, để như thế này. Đây là vị trí thoải mái nhất, đạp phanh thoải mái nhất và lái rất là thoải mái.
+ Độ cao vô lăng hướng về phía ngực: Còn một cái nữa là điều chỉnh của vô lăng, vô lăng mình có thể chỉnh cao thấp khác nhau, điều chỉnh sao cho vô lăng này nó sẽ có túi khí, nếu mà có va chạm xảy ra thì túi khí nó sẽ bung ra, bung không được phép bung thẳng vào mặt mình, không để hướng vào mặt mình, nếu mà để cao quá hướng vào mặt thì đập vào mặt mình có thể bị choáng ngất, và để cao quá thì tay mình sẽ giơ cao, giơ cao rất là mỏi, mình phải đi như thế nào cho hướng của vô lăng, nếu mà có bung túi khí ra thì nó sẽ hướng vào một là ngực, chủ yếu là vào ngực của mình, đây là về vô lăng.
+ Đai dây an toàn thắt cao chấn thương xương quai xanh: Còn về vị trí dây đai an toàn, dây đai an toàn thì mình có thể chỉnh lên chỉnh xuống, nếu như mà mình để quá thấp thì dây đai an toàn này sẽ đi qua phần bắp tay, mình giơ lên như thế này thì sẽ rất là vướng, còn nếu mà mình chỉnh cao quá, cao quá thì nó đi qua phần xương quai xanh. Trong trường hợp có va chạm xảy ra hoặc là phanh gấp thì người mình toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên, áp lực của dây đè lên vai, xương quai xanh có thể gây tím hoặc nách có thể gãy, thế nhưng mà phanh gấp hoặc là tai nạn đột ngột có thể gãy, mình điều chỉnh sao cho độ cao phù hợp nhất là để dây đai này đi qua phần bạ vai, phần cơ chịu lực, nếu mà mình có giờ tay không bị vướng mà mình phanh gấp thì phần cơ này sẽ chịu lực tốt hơn nhiều phần xương.
+ Lời khuyên:
- Lời khuyên nên xoay gót: Và có một lời khuyên nữa là mình không nên chuyển chân ga chân phanh trong tư thế là nhấc đạp mà mình nên tư thế chuẩn là đặt gót và tì mũi lên đây sao cho là với lên là đạp sát này, nhấc lên và khi muốn chuyển ga, phanh thì mình trụ gót như thế này và xoay, không nên là nhấc đạp, nhấc đạp như thế này, nếu như mình rèn được thói quen mà xoay gót như thế này thì không bị hiện tượng nhầm chân ga chân phanh, bởi vì tư thế là tư thế khác nhau, còn nhấc đạp này là tư thế nó giống nhau, mình hoàn toàn có thể đạp nhầm.
- Lời khuyên thứ 2 nghỉ từng tay sau 15 phút: Lời khuyên thứ 2 là trong quá trình lái xe nên luân phiên nghỉ tay, nghỉ từng tay một sau mỗi 15 phút thì mình nên nghỉ tay, nếu như mà ta trái mình có thể gác tay lên cánh cửa và nếu tay phải thì mình gác lên cái hộp tỳ tay này.
- Lời khuyên thứ 3 là hộp tỳ tay phải có thiết kế tiêu chuẩn theo xe: Và mình nên lựa chọn hộp tỳ tay sao cho độ cao của hộp tỳ tay cân bằng với cả ngang bằng với chỗ để tay bên cánh cửa, để khi độ cao của 2 tay thẳng với nhau, cân bằng với nhau, người không bị vẹo trái hoặc là vẹo phải.
- Lời khuyên 4 là bỏ hết điện thoại và ví vào trong cốp đựng đồ: Và một lời khuyên nữa là trong trường hợp mọi trường hợp ví và điện thoại, ví và điện thoại nếu mà để trong túi quần ngồi có thể là gây cong cột sống, nếu mà để túi đằng sau ngồi thì nó sẽ bị kênh lên, nếu mà lái xe trên một tiếng đồng hồ là có thể bị mỏi mông và cong cột sống đấy, ví và điện thoại nên bỏ vào trong cốp và ngồi sao cho cân bằng và thoải mái nhất, như thế này là tư thế…. Nếu chẳng may có tình huống trên đường mình lái xe đúng tư thế mình phản xạ tốt hơn và nếu như mà có chuyện không may xảy ra thì cơ thể mình được bảo vệ tốt hơn.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!