Dùng đèn khẩn cấp trên xe sao cho đúng
Trong luật giao thông đường bộ không có quy định nào về việc được phép bật đèn khẩn cấp trong trường hợp nào. Do đó việc sử dụng đèn khẩn cấp không được thống nhất hoặc đã được một số tài xế ở Việt Nam sử dụng một cách ích kỉ, tiêu cực và thiếu ý thức, nhất là khi đi qua các ngã tư.
Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường
Khi xe bất ngờ gặp sự cố trên đường mà không thể di chuyển về nơi dừng đỗ đúng quy định, tài xế nên bật đèn khẩn cấp để xe khác nhận ra, chủ động tránh và giúp đỡ.[caption id="attachment_4326" align=aligncenter width=640] Gặp sự cố bất ngờ trên đường[/caption]Trường hợp có các sự cố về đường sá như bề mặt đường sá tồi tệ gây khó khăn cho việc di chuyển. Tài xế cần bật đèn khẩn cấp để người tham gia giao thông biết được và chủ động lái xe trong tình huống này.Khi đi qua khu vực đông đúc
Tại các nơi giao nhau, vòng xuyến có mật độ phương tiện dày đặc và thường xuyên ở trong tình trạng giao thông hỗn loạn. Các xe khách lớn, xe tải cồng kềnh thường di chuyển khó khăn hơn, điểm mù nhiều hơn nên tài xế cần bật đèn khẩn cấp để báo hiệu cho những xe nhỏ biết và nhường đường.Khi đi qua khu vực nông thôn vắng vẻ
Tại các khu vực nông thôn, vắng vẻ nơi có các điểm giao nhau giữa đường chính với đường phụ nhưng chưa có gờ giảm tốc, chưa có đèn tín hiệu cũng cần bật đèn khẩn cấp.Trong trường hợp này sẽ tránh được các va chạm nếu đằng sau đang có xe muốn vượt lên trước, đằng trước các xe đi ngược chiều đang có xu hướng không chịu nhường đường hoặc các em học sinh đi xe đạp đang mải mê đùa nghịch trên đường...Khi di chuyển trong điều kiện xấu
Vào ban đêm, khi đi qua các khu vực tiềm ẩn nguy hiểm, khu vực khó quan sát và có nguy cơ mất an toàn, tài xế cũng nên giảm tốc và bật đèn khẩn cấp để người đi đường dễ nhận biết.Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết quá xấu như sương mù dày đặc, mưa bão quá lớn, tầm nhìn hạn chế thì đèn khẩn cấp sẽ giúp gây sự chú ý của các xe phía sau và nhắc nhở họ giữ khoảng cách an toàn. Carmudi Vietnam